Bạn có thể kể tên rất nhiều loại vật liệu phản xạ âm thanh. Nhưng để đơn giản hơn, trước tiên chúng ta hãy cùng nói qua về hệ số hấp thụ âm thanh. Thang đo hệ số hấp thụ âm thanh được tính từ 0-1. Hệ số này giúp chúng ta xác định lượng âm thanh được triệt tiêu hoặc hấp thụ khi nguồn âm ở một tần số xác định tác động vào một bề mặt. Ví dụ: hệ số hấp thụ âm thanh 0,70 có nghĩa là một vật liệu có thể hấp thụ 70% tần số và phản xạ lại 30% năng lượng âm.
Sóng âm lan truyền theo mọi hướng từ nguồn phát và chuyển động của chúng không bị hạn chế. Các vật thể đóng vai trò là vật cản, vật cản khiến âm thanh dội lại và truyền theo hướng ngược lại trong không gian. Khái niệm đó được gọi là phản xạ âm thanh và nó giải thích hiện tượng vì sao có âm vang và tiếng vang.
Tiếng vang và âm vang là sự phản xạ của âm thanh đến tai người nghe với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp. Tuy nhiên, để nghe được âm vang, cần có môi trường lý tưởng. Ngoài điều kiện môi trường xung quanh có các vật liệu phản xạ âm thanh, chúng ta cũng cần phải ở trong những không gian tương đối rộng lớn.
Về cơ bản, tai của con người không thể phân biệt tiếng vang từ âm thanh trực tiếp ban đầu nếu độ trễ này nhỏ hơn 1/15 giây. Thêm vào đó, vận tốc âm thanh trong không khí khô khoảng 343 m/s ở nhiệt độ 25 °C. Do đó, vật phản xạ phải ở khoảng cách hơn 17.2m so với nguồn âm thanh thì tai người nghe mới cảm nhận được tiếng vọng tại nguồn âm thanh. Khi một âm thanh tạo ra tiếng vang trong hai giây, vật phản xạ cách đó 343 mét.
Một trong những điều kiện quan trọng nhất mà chúng ta cần để có thể cảm nhận được độ trễ âm thanh chính là không gian rộng. Tiếng vang vọng có xu hướng xảy ra trong các hang động hoặc hẻm núi lớn, hoặc các phòng trống lớn.
Tất nhiên, các môi trường khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tiếng vang theo những cách khác nhau. Do đó, vật liệu tạo nên bề mặt đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tiếng vang như thế nào. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem đâu là loại vật liệu phản xạ âm thanh cao.
Có một số đặc tính cơ bản của vật liệu phản xạ âm thanh. Về cơ bản, nó cần phải đối lập với các vật liệu hấp thụ - vì vậy sẽ là các loại vật liệu cứng, đặc, kín để âm thanh không thể truyền qua được.
+Cứng - đó là lý do tại sao các loại mút xốp là vật liệu hấp thụ âm thanh, chứ không phải là vật liệu phản xạ
+Đặc - vì vật liệu xốp có thể bẫy không khí nên có thể bẫy cả âm thanh
+Phẳng - các bề mặt phẳng sẽ khiến âm thanh dội lại nhiều hơn
Có rất nhiều loại vật liệu phản xạ âm thanh xung quanh chúng ta. Một số loại vật liệu phản xạ âm nhiều nhất đó là:
Đá là một trong những vật liệu phản xạ âm thanh nhiều nhất trong danh sách này, chỉ hấp thụ khoảng 1% tất cả các tần số trong khoảng 125–2,000 Hz.
Đá hoa cương giống như đá cẩm thạch, cũng được xếp vào nhóm vật liệu phản xạ âm thanh cao nhất.
Gạch đất sét về cơ bản loại vật liệu này tương tác với sóng âm thanh giống như các loại đá vì vậy phản xạ với hầu hết các tần số âm thanh. Một bức tường gạch đất sét không sơn có thể chỉ hấp thụ từ 3 đến 5% năng lượng âm thanh. Nếu bạn thêm một hoặc hai lớp sơn (thậm chí có thể là sơn cách âm), khả năng hấp thụ âm có thể tăng thêm một vài phần trăm.
Gạch men có tỷ lệ hấp thụ âm thanh cực kỳ thấp mặc dù chúng không cứng hoặc đặc như các vật liệu mà chúng ta đã liệt kê bên trên. Chúng chỉ có thể hấp thụ khoảng 2% năng lượng âm, vì vậy chủ yếu là phản xạ âm. Đó là lý do tại sao rất nhiều người thích hát trong lúc tắm. Gạch men có thể khiến ngay cả những giọng ca tệ nhất cũng có giọng hát hay như Adele nhờ khả năng tạo âm vang!
Bê tông là một vật liệu xây dựng tuyệt vời - khi nó đông kết lại sẽ cực kì rắn, cứng và đặc như đá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bề mặt hoàn thiện, hệ số hấp thụ âm thanh của vật liệu này có thể thay đổi. Ví dụ, bê tông thô có thể hấp thụ 7% âm thanh tần số cao trong dải 4.000 Hertz và 4% trong dải 2.000 Hertz. Nhưng bê tông mịn thậm chí còn phản xạ ở mức cao hơn nữa. Và nếu quét thêm một lớp sơn hoặc men hệ số hấp thụ âm thanh cũng chỉ tăng thêm được 1-2%.
Nếu bạn có tường bê tông, rất có thể, chúng có thể được bao phủ bởi thạch cao. Một lần nữa, kết cấu của lớp sơn hoàn thiện sẽ có một phần nhỏ trong việc xác định độ phản chiếu của bề mặt. Nhưng nhìn chung, thạch cao trên bê tông có thể hấp thụ từ 5 đến 10% tần số, hoạt động tốt hơn ở đầu dưới của quang phổ. Thạch cao cũng đã được chứng minh là cải thiện khả năng thấm hút của tường xây, nhưng không nhiều.
Kim loại có bề mặt phẳng và nhẵn bóng nên chúng có độ phản xạ âm thanh cao. Nhôm, đồng và thép đều có thể khuếch đại và nâng cao sóng âm thanh. Trên thực tế, thép có hệ số hấp thụ âm thanh chỉ 0,03, có nghĩa là nó chỉ có thể hấp thụ khoảng 3% tất cả các sóng âm thanh đập vào nó. Do đó, nó phản xạ lại 97% năng lượng âm!
Kim loại, cùng với gỗ và bê tông, thường được sử dụng để tạo nên các bức tường cảnn tiếng ồn ở hai bên đường cao tốc. Chúng có nhiệm vụ chặn tiếng ồn giao thông, không cho tiếng ồn tràn ra các khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên, việc đặt những rào cản này ở hai bên đường thường chỉ thành công trong việc khuếch đại tiếng ồn. Đó là lý do tại sao nhiều người ủng hộ các rào cản thấm nước thay thế.
Cửa kính và các tấm gương khá giống với các bề mặt kim loại vì chúng cũng nhẵn và bóng, hệ số hấp thụ âm thanh là 0,03. Nhưng hệ số hấp thụ âm thanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại kính mà bạn sử dụng.
Ví dụ, kính dày 4 mm có thể hấp thụ tới 30% sóng âm tần số thấp và 2% sóng âm tần số cao. Tuy nhiên, kính dày hơn phản xạ từ 90 đến 98%.
Vì khá đặc và không xốp nên nhựa có thể phản xạ từ 95 đến 100% tất cả các tần số âm thanh.
Ngôi nhà của chúng ta thường có sự xuất hiện của rất nhiều đồ nội thất bằng gỗ: cửa, tủ, giường, bàn ghế và cả sàn nhà. Về bản chất, gỗ vừa có khả năng hấp thụ vừa có thể phản xạ âm thanh. Tuy nhiên, khả năng phản xạ âm của gỗ nhiều hơn.
Ván ép có hệ số hấp thụ khoảng 0,30 ở dải tần thấp, nhưng 0,9 ở dải tần cao hơn. Vì vậy, gỗ phản xạ từ 70 đến 91% sóng âm. Các sản phẩm từ gỗ thịt tự nhiên thậm chí còn phản xạ âm nhiều hơn, phản xạ từ 86 đến 92% âm thanh.
Nếu bạn muốn ngăn chặn tình trạng tiếng vang và dội âm, đặc biệt trong các không gian cần chất lượng âm thanh cao, bạn nên lắp các sản phẩm có khả năng hút âm với đặc tính mềm, xốp, cấu trúc có nhiều lỗ khí trên các vị trí phản xạ âm thanh trong phòng. Một số giải pháp tiêu âm đơn giản và hiệu quả cao đó là:
Với tường/vách: có thể dùng tấm tiêu âm sonic, tranh tiêu âm, tấm tiêu âm dán tường décor, các loại mút tiêu âm
Cửa sổ, cửa kính: treo rèm vải
Trần nhà: dùng tấm trần thả tiêu âm
Sàn nhà: trải thảm
Những căn phòng sử dụng các loại đồ đạc có chất liệu bằng vải, bông cũng làm giảm hiện tượng phản xạ âm.
Bên cạnh đó cần tính toán đảm bảo không dùng quá nhiều vật liệu hút âm trong phòng khiến âm thanh bị “chết” và không còn sống động nữa, đặc biệt là các phòng nghe nhạc, phòng giải trí đa năng, phòng thu âm chuyên nghiệp. Hãy kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm khuếch tán âm thanh thay vì dùng toàn bộ vật liệu hấp thụ. Điều đó sẽ giúp bạn cân bằng tốt giữa hấp thụ và phản xạ, mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời cho những căn
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.