Cao su và mút xốp lót sàn gỗ
Các tấm xốp PE và cao su non có nhiều ứng dụng ưu việt như chống nóng, cách nhiệt, cách âm, chống rung, và là phụ kiện lót sàn không thể thiếu được khi thi công lắp ghép sàn gỗ, từ công trình nhà ở, chung cư, biệt thự cho đến các công trình thương mại, dịch vụ.
Hiện nay tại Việt Nam đang có 4 loại xốp lót sàn gỗ phổ biến, được sử dụng nhiều trong các công trình, đó là:
+ Mút xốp lót sàn gỗ PE thường.
+ Mút xốp lót sàn gỗ PE tráng bạc.
+ Mút xốp lót sàn gỗ PE tráng nilon.
+ Cao su non lót sàn gỗ hay còn được gọi là xốp EVA lót sàn.
Xốp lót sàn gỗ PE thường, màu trắng còn có các tên gọi khác đó là màng xốp PE foam, mút xốp bọc hàng, mút xốp PE foam,... Vật liệu này được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh màu trắng.
Mút xốp lót sàn gỗ trắng không bạc
Xốp PE trắng lót sàn nhà loại thường có 2 kích thước khác nhau, đó là:
+ Xốp PE thường dày 2mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 150m.
+ Xốp PE thường dày 3mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 100m.
* Ưu điểm của xốp PE lót sàn loại thường:
+ Xốp PE lót sàn có giá thành rẻ nhất, tiết kiệm chi phí lót sàn.
+ Có khả năng cách nhiệt, cách âm cho sàn nhà.
+ Giúp sàn đi lại êm ái hơn, hạn chế cong vênh, “trôi” gỗ.
+ Thích hợp với các công trình chung cư, nhà ở dân dụng có chất lượng thông thường.
+ Không mùi.
* Nhược điểm:
+ Khó thi công.
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động môi trường.
+ Có thể bị ngấm nước, khả năng chống ẩm mốc không cao nên bảo vệ sàn gỗ ở mức tương đối.
Giống như xốp lót sàn PE loại thường, màu trắng, xốp PE tráng nilon lót sàn cũng được sản xuất từ các hạt nhựa trắng nguyên sinh nhưng được phủ thêm một lớp nilon bên ngoài để tăng độ dẻo dai.
Xốp PE tráng nilon lót sàn nhà có 2 kích thước, đó là:
+ Xốp PE tráng nilon dày 2mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 150m.
+ Xốp PE tráng nilon dày 3mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 100m.
* Ưu điểm:
+ Xốp PE phủ nilon nên bền hơn, khó rách hơn xốp PE lót sàn loại thường.
+ Có khả năng cách nhiệt, cách âm cho sàn nhà.
+ Giúp sàn đi lại êm ái hơn.
+ Thích hợp với các công trình chung cư, nhà ở dân dụng có chất lượng trung bình.
+ Không mùi.
+ Khả năng chống nước cao hơn, ngăn ngừa ẩm mốc hình thành, bảo vệ sàn gỗ tốt hơn lót sàn PE thường.
+ Giúp sàn nhà đi lại êm ái, hạn chế cong vênh, “trôi” gỗ.
* Nhược điểm:
+ Giá thành cao hơn PE thường.
+ Khả năng cách nhiệt, chống ẩm móc, bảo vệ sàn nhà ở mức trung bình.
So với xốp PE lót sàn loại thường và loại có nilon thì xốp PE tráng bạc là vật liệu lót sàn có chất lượng cao hơn và giá thành cao hơn do được phủ thêm một lớp xi mạ nhôm.
Mút xốp PE lót sàn có tráng mặt bạc
Mút xốp PE tráng bạc lót sàn có 2 kích thước, đó là:
+ Xốp PE tráng nilon dày 2mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 150m.
+ Xốp PE tráng nilon dày 3mm, khổ rộng 1m, cuộn dài 100m.
* Ưu điểm:
+ PE lót sàn tráng bạc cách âm, cách nhiệt tốt.
+ Tấm PE lót sàn tráng bạc bảo vệ sàn nhà tốt, tăng tuổi thọ cho sàn nhà do khả năng chống ẩm mốc, chống hơi nước tốt.
+ PE lót sàn tráng bạc thích hợp cho mọi công trình từ cao cấp đến bình dân.
+ Giúp sàn nhà đi lại êm ái, hạn chế cong vênh, “trôi” gỗ.
* Nhược điểm:
+ Giá thành cao hơn so với xốp PE lót sàn loại thường và loại có nilon.
+ Không dùng được cho nền nhà bê tông, nền ẩm ướt vì dễ làm cho lớp bạc bị bong, rách.
Cao su non lót sàn hay còn gọi là xốp EVA lót sàn được sản xuất từ nguyên liệu có tên là Ethylene Vinyl Acetate Copolymer.
Cuộn cao su non lót sàn gỗ màu đen và trắng
Cao su non lót sàn gỗ Remak được sản xuất với các kích thước như:
+ Cao su non khổ rộng 1,2m, độ dày 1,5mm, mỗi cuộn 58m².
+ Cao su non khổ rộng 1,2m, độ dày 2mm, cuộn 58m².
+ Cao su non khổ rộng 1,2m, độ dày 3mm, cuộn 58m².
* Ưu điểm:
Cao su non lót sàn gỗ là loại vật liệu được đánh giá chất lượng cao nhất so với 3 loại vật liệu lót sàn kể trên nhờ những ưu điểm vượt trội như:
+ Khả năng cách nhiệt, cách âm cao.
+ Khả năng chống ẩm, chống nước tuyệt vời.
+ Bảo vệ sàn gỗ tốt nhất, tăng độ bền tối đa cho sàn gỗ.
+ Dễ thi công hơn nhờ có độ ma sát, giúp các thanh gỗ không bị trôi.
+ Giúp sàn gỗ đi êm chân hơn, thật chân hơn và không còn tiếng kêu cọt kẹt khó chịu nhờ khả năng giảm rung chấn.
+ Cao su non lót sàn thích hợp với mọi loại nền nhà, mọi loại sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa giả gỗ.
* Nhược điểm:
+ Giá thành cao hơn nhiều so với các loại xốp lót sàn PE.
+ Lót sàn gỗ bằng cao su non nên thời gian đầu sử dụng sẽ có mùi hôi đặc trưng của cao su, mùi cao su sẽ bay dần.
Dựa vào các đặc điểm mà Remak vừa phân tích ở trên có thể thấy rằng nếu xét về chất lượng, độ bền, độ dẻo dai, khả năng bảo vệ sàn nhà, khả năng cách âm, cách nhiệt thì cao su non chính là vật liệu lót sàn tốt nhất, đáng dùng nhất.
Nếu xét về yếu tố kinh tế, chi phí thì xốp PE loại thường là xốp lót sàn gỗ giá rẻ nhất, sử dụng mút xốp PE lót sàn là giải pháp kinh tế nhất cho người sử dụng.
Ngoài ra, để lựa chọn vật liệu lót sàn gỗ phù hợp, chúng ta cần xét đến yếu tố loại công trình, vị trí lót sàn, loại nền nhà cần lót sàn, loại sàn gỗ sử dụng. Ví dụ khi nền nhà là bê tông thì không dùng PE bạc, sàn nhựa giả gỗ thì không dùng lót PE mà chỉ dùng cao su non.
Remak là nhà sản xuất vật liệu lót sàn gỗ lớn nhất miền Bắc. Không chỉ cung cấp cho các công trình xây dựng dân dụng, Remak hiện còn là đơn vị chuyên cung ứng sản phẩm mút xốp lót sàn, cao su non lót sàn cho các nhà thầu, đơn vị thi công chuyên nghiệp.
Các sản phẩm lót sàn Remak được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, được giám sát chặt chẽ từ khâu thu mua nguyên liệu đến quá trình sản xuất, đảm bảo tuyệt đối về chất lượng.
Remak áp dụng chính sách bán hàng tới tận tay người tiêu dùng, giảm chi phí phát sinh qua trung gian nên quý khách được mua hàng với giá gốc, giá thành cạnh tranh và rẻ nhất thị trường.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công
+ Để lót sàn gỗ đúng cách, chúng ta không thể thiếu được bước chuẩn bị trước khi thi công. Các dụng cụ và vật liệu cần thiết cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt tay vào lắp ghép sàn nhà.
+ Đảm bảo nhiệt độ trong không gian thi công tối thiểu là 19 độ C.
+ Nhiệt độ tối thiểu của bề mặt nền nhà là 16 độ C.
+ Độ ẩm tối ưu nhất của nền nhà là từ 50 - 70%
Bước 2: Kiểm tra và xử lý nền nhà
+ Đảm bảo nền nhà bằng phẳng trước khi lót sàn để lắp ghép sàn gỗ không bị cong vênh.
+ Vệ sinh nền nhà sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ.
+ Không lót sàn khi bề mặt sàn quá ẩm, quá bẩn hoặc chưa khô cứng.
Bước 3: Trải tấm mút xốp lót sàn PE hoặc lót sàn cao su non
+ Lần lượt trải lên nền nhà đã vệ sinh sạch sẽ lớp lót PE hoặc cao su non.
+ Trải theo chiều rộng hoặc chiều dài nền nhà, đảm bảo mỗi mép lót cách chân tường 40mm.
Bước 4: Lắp ghép sàn gỗ
+ Ghép các thanh gỗ từ góc bên trái và ghép theo chiều ánh sáng để tăng tính thẩm mỹ, nổi bật vân gỗ.
+ Tùy thuộc vào loại vân gỗ, sở thích của chủ nhà, có thể ghép so le các mép nối đầu các thanh gỗ hoặc ghép kiểu xương cá.
+ Đảm bảo giữa mép sàn gỗ và chân tường có đủ khoảng cách an toàn, cách nhau 10mm để khi sàn gỗ giãn nở không bị xô, vênh.
Bước 5: Lắp phụ kiện và kiểm tra các mép nối
+ Khi lắp hết các tấm gỗ lót sàn, cần lắp nẹp sàn để che các khe hở và giữ cố định, giúp gỗ không bị “trôi”, xô lệch.
+ Đừng quên kiểm tra lại các mối ghép, mối nối, đảm bảo không có sai xót gì trong quá trình thi công.
Remak vừa cùng các bạn tìm hiểu các thông tin liên quan đến 4 loại vật liệu lót sàn phổ biến hiện nay. Nếu có thắc mắc gì về cao su non lót sàn hay xốp PE lót sàn, quý khách vui lòng liên hệ với Remak để được tư vấn cụ thể
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.