kien-thuc/cach-am-nha-dan-dung

Tiếng ồn ảnh hưởng thế nào đến vấn đề sức khỏe của giáo viên?

22/12/2020 10:37 | 867 Lượt xem
Nghề giáo dù ở bất kì quốc gia nào, ở nền văn hóa nào cũng luôn được coi là nghề cao quý nhất. Tuy nhiên có thể nói đa số các trường học hiện nay chưa chú trọng đến chất lượng âm học kiến trúc nên các lớp học thường có quá nhiều tiếng ồn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như vấn đề sức khỏe của giáo viên.

Dù là nghề cao quý nhưng có thể nói công việc dạy học luôn phải chịu rất nhiều áp lực: áp lực đến từ phía gia đình học sinh, từ những kì vọng của các bậc phụ huynh, áp lực khi học sinh không có động lực học tập, áp lực bài vở, giáo án, thi cử, v.v…

Và cả một thách thức khác thường bị lãng quên, đó chính là chất lượng âm học trong lớp kém. Không phải lúc nào các thầy cô giáo cũng nhận ra được tác động của môi trường ồn ào, của tiếng ồn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ, và bên cạnh đó sẽ có rất nhiều người có thể lập luận rằng tiếng ồn trong lớp là điều không thể tránh khi làm công việc này, đó là điều hiển nhiên cần chấp nhận.

Các tác động của tiếng ồn đến sức khỏe giáo viên

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường ồn ào, lớp học có quá nhiều tiếng ồn, chất lượng âm thanh kém có thể khiến giáo viên khó thực hiện công việc của họ hơn và khó hoàn thành công việc với kết quả cao nhất. Bên cạnh đó việc giảng dạy trong các lớp học có chất lượng âm học kém còn gây ra một số vấn đề cho sức khỏe của giáo viên.

  1. Các vấn đề về giọng nói

Giáo viên giảng dạy trong các lớp học ồn ào phải liên tục nói to để làm chìm các âm thanh khác và để học sinh có thể nghe rõ những gì họ nói. Một nghiên cứu năm 2016 đã phát hiện ra rằng các giáo viên nữ nếu thường xuyên dạy học ở môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về giọng nói, thanh quản cao gấp đôi. Dạy trong một môi trường ồn ào có thể khiến thanh quản phải làm việc nhiều và lâu dần, thậm chí nó có thể khiến các u bướu và polyp xuất hiện tại cơ quan thanh quản. Các vấn đề về giọng nói có thể xử lý bằng các liệu pháp chữa trị thông thường nhưng các bệnh nghiêm trọng có thể phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

  1. Mất thính lực

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên thường có nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác cao hơn so với những người khác. Mất thính lực nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi của học sinh và tính chất của các hoạt động trong lớp học. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy 71% giáo viên mầm non bị giảm khả năng thính giác sau một ngày làm việc.

  1. Tăng huyết áp

Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về ảnh hưởng của tiếng ồn với hệ thống thần kinh tự chủ và hệ thống nội tiết của cơ thể. Kết quả cho thấy: tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn làm tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và thay đổi nhịp tim. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn liên tục trong thời gian dài những triệu chứng này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn liên quan đến tim mạch.

  1. Vấn đề sức khỏe tinh thần

Vẫn chưa có báo cáo chính thức nào khẳng định việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn có thể gây ra bệnh tâm thần, nhưng một số nghiên cứu thực hiện ở đối tượng người trưởng thành đã phát hiện ra rằng sự khó chịu, bực mình vì bị tiếng ồn làm phiền liên quan rất lớn đến sự gia tăng các triệu chứng tâm lý như lo lắng, stress, căng thẳng và trầm cảm.

Tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của giáo viên

Với những nguy hại mà tiếng ồn gây ra cho sức khỏe mà chúng ta vừa tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn không bất ngờ khi biết rằng tiếng ồn, chất lượng âm học kém chính là lí do khiến giáo viên thường không hài lòng với công việc của mình và khiến họ có ý định nghỉ việc, muốn chuyển việc.

Nghiên cứu năm 2011 của trung tâm nghiên cứu quốc gia Đan Mạch (NFA) chỉ ra rằng giáo viên thường xuyên phải làm việc trong môi trường chất lượng âm học kém, thời gian âm, vang cao sẽ không hài lòng, không có hứng thú với công việc của họ so với những đồng nghiệp khác được giảng dạy trong các lớp học có chất lượng âm học tốt, âm thanh tốt, không có quá nhiều tiếng ồn nền. Những người này thường có ý định thay đổi công việc cao hơn gấp sáu lần so với các giáo viên khác.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cho giáo viên các câu hỏi về việc cách âm học kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ như thế nào, đặc biệt là sự hài lòng của họ với công việc, hứng thú với công việc cũng như ý định chuyển việc, nghỉ việc của họ. Kết quả cho thấy đa số những người được hỏi không hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại, họ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi làm việc và có ý định bỏ việc vì tiếng ồn khó chịu.

Tiếp xúc với tiếng ồn cũng dẫn đến việc thiếu động lực làm việc và buồn ngủ, mệt mỏi.

Giải pháp cải thiện âm học trong các trường học

Cải thiện âm học trong lớp học sẽ giúp giáo viên hài lòng hơn với công việc và có ý định gắn bó lâu dài với công việc hơn. Vấn đề âm học lớp học kém có thể được cải thiện với các giải pháp sau.

tieng-on-anh-huong-the-nao-den-van-de-suc-khoe-cua-giao-vien

Thiết kế âm học

Với các công trình xây dựng mới, nhà trường cùng các nhà thiết kế nên tập trung vào việc kiểm soát mức độ tiếng ồn nền, thời gian âm vang và chỉ số đo lường giữa công suất của tín hiệu (signal) xuất ra và tạp âm (noise) để cải thiện chất lượng âm thanh trong trường học, lớp học.

+ Âm thanh tạo ra từ lời nói ít nhất nên ở mức 15dB so với mức tiếng ồn nền của phòng

+ Mức độ tiếng ồn nền từ 30-40dBA hoặc thấp hơn khi không có người

+ Mức âm thanh tổng thể (bao gồm giọng nói của giáo viên và giọng nói của học sinh) không lớn hơn 65-70dBA trong toàn phòng

+ Các vật liệu hấp thụ âm thanh được lắp đặt trong phòng để hạn chế tối đa thời gian âm vang, xuống mức thấp hơn 0.4s tại các lớp học bậc tiểu học và 0.6s tại các lớp học bậc trung học. Và chúng cần phải hấp thụ được ít nhất 40% âm thanh phản xạ trên trần nhà.

+ Chỉ số truyền lời nói STI> 0.6 trong không gian giảng dạy và học tập được thiết kế mở

+ Trong trường hợp đặc biệt, cần chất lượng âm thanh rõ ràng để truyền đạt những nội dung quantrọng, yêu cầu thời gian âm vang phải dưới 0.4s, chỉ số giữa công suất của tín hiệu xuất ra và tạp âm phải lớn hơn 20dB.

Xử lý âm học cho lớp học

  • Dải tần số trung bình giọng nói của trẻ là từ 250 - 300Hz
  • Theo tính chất vật lý của âm thanh thì để hấp thụ âm thanh trong phạm vi lời nói, các vật liệu dùng để hấp thụ âm thanh cần phải ở độ dày 50mm hoặc tối thiểu là 25 mm. Hiện nay tại nhiều trường đang sử dụng các sản phẩm hấp thụ âm thanh tần số cao nhưng vì độ dày của vật liệu tiêu âm không đủ tiêu chuẩn nên khả năng hấp thụ âm thanh không cao, không phù hợp với môi trường giảng dạy.
  • Theo hướng dẫn của tổ chức AAAC về âm học trong lớp nêu rõ: Các vật liệu hấp thụ âm thanh được lắp đặt trong phòng để hạn chế tối đa thời gian âm vang, xuống mức thấp hơn 0.4s tại các lớp học bậc tiểu học và 0.6s tại các lớp học bậc trung học. Và chúng cần phải hấp thụ được ít nhất 40% âm thanh phản xạ trên trần nhà.
  • Mỗi phòng sẽ có yêu cầu xử lý âm thanh khác nhau, tùy thuộc mục đích hoạt động. Ví dụ các phòng có thiết bị nghe nhìn và hệ thống khuếch đại âm thanh cần phải có bề mặt tiêu âm để tăng cường âm thanh khuếch đại, gồm phòng nhạc, phòng tập thể dục, phòng thủ công mỹ nghệ, thư viện, phòng họp.

Nếu có nhu cầu tư vấn về giải pháp xử lý âm học trong môi trường giáo dục hoặc bất cứ công trình nhà ở dân dụng hoặc thương mại nào, bạn đọc vui lòng liên hệ Remak để được hỗ trợ.


Hotline:

- - -

Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.

* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.


Tin mới nhất

Danh mục tin tức

0903441981 0903441981 +84962048656 bongkhoangremak
0.02780 sec| 1075.656 kb