Tiếng ồn ở bệnh viện
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo tiếng ồn nền lớn nhất tại các phòng bệnh ở bệnh viện nên ở mức 35 decibels vào ban ngày và 30 decibels vào buổi tối để đảm bảo môi trường thoải mái nhất cho cả người bệnh và các nhân viên y tế. Nhưng theo hàng loạt các nghiên cứu gần đây, kết quả cho thấy tiếng ồn cực đại ở bệnh viện có thể lên đến mức 85 decibels – tương đương âm thanh phát ra từ một chiếc máy hút bụi. Thậm chí có nghiên cứu còn cho kết quả về tiếng ồn cực đại ở bệnh viện lên đến 120 decibels – tiếng ồn lớn như tiếng máy trực thăng cất cánh.
Tiếng ồn ở bệnh viện liên tục tăng lên qua các năm. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Âm học Mỹ, ban ngày tiếng ồn trong bệnh viện đã tăng 200% so với năm 1960; và tiếng ồn ban đêm đã tăng 400%. Các kết quả nghiên cứu cho thấy không có bệnh viện nào trong diện khảo sát đáp ứng đủ tiêu chuẩn tiếng ồn theo khuyến cáo của WHO.
Tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân
Bệnh viện là nơi có rất nhiều âm thanh được tạo ra như: tiếng xe cứu thương, tiếng xe cộ đi lại liên tục, tiếng còi xe, tiếng xe lăn, tiếng nói chuyện, v.v… Trong môi trường khám chữa bệnh không có chất lượng âm học tốt, những tiếng ồn như vậy không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn còn khiến sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu hơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn khó chịu có thể tác động xấu đến cả tinh thần và quá trình hồi phục của bệnh nhân, khiến bệnh nhân mệt mỏi hơn, thậm chí còn gây ra tình trạng rối loạn tâm thần đặc biệt, khiến bệnh nhân bị hoang tưởng, lo lắng.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (bệnh tim) có biên độ xung cao hơn khi ở trong môi trường có âm học kém so với bệnh nhân cùng tình trạng ở môi trường âm học tốt hơn vào ban đêm. Điều này chỉ ra rằng tiếng ồn tại bệnh viện có thể gây ra tác hại lớn hơn đến bệnh nhân vào buổi tối vì khi đó tiếng ồn nền thấp hơn ban ngày, điều đó khiến âm thanh nhiễu âm dễ bị phát hiện hơn và khiến bệnh nhân bị stress hơn. Tiếng ồn tần số thấp vào ban đêm cũng khiến bệnh nhân bị mất ngủ và khiến huyết áp của họ cao hơn.
Tiếng ồn và vấn đề gây ra cho nhân viên bệnh viện
Tiếng ồn không những ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh mà nó có thể còn gây ra nhiều sai sót cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên chăm sóc.
Nhân viên chăm sóc sức khỏe thường cần tập trung cao, quyết định nhanh và chính xác, đó là những yếu tố chính quyết định đến hiệu quả điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, môi trường âm thanh lại cũng đóng một vai trò tiêu cực nếu chất lượng âm học kém, bởi nếu có nhiều tiếng ồn xung quanh, khả năng nghe và tập trung của nhân viên y tế sẽ bị giảm, họ không thể nghe rõ những gì người bệnh miêu tả, do đó có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai, đưa ra phác đồ điều trị sai.
Một nghiên cứu đã được tiến hành ở bệnh viện của Đan Mạch, các nhân viên y tế cùng làm việc ở ba phòng phẫu thuật tương tự nhau về diện tích, không gian, thiết bị, v.v… nhưng chất lượng âm thanh ở 3 phòng khác nhau. Trong đó, có một trần được xử lý bằng vật liệu cách âm - hấp thụ âm thanh loại C, một phòng dùng vật liệu cách âm trung bình với trần cách âm - hấp thụ loại B và phòng thứ ba, chất lượng âm thanh được xử lý tối đa với trần âm và tấm tiêu âm ốp tường - loại hấp thụ A.
Kết quả cho thấy việc xử lý âm thanh trong phòng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các nhân viên. Các nhân viên y tế làm việc ở phòng được xử lý âm học kém nhất sẽ bị mắc nhiểu lỗi hơn và khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin cũng kém hơn so với các nhân viên được làm việc ở phòng có chất lượng âm học tốt hơn.
Theo báo cáo thống kế dựa trên bản báo cáo của các nhân viên y tế với cơ quan PAPSRS của Hoa Kỳ, rất nhiều nhân viên y tế đã mắc lỗi khi làm nhiêm vụ liên quan đến tiếng ồn nền.
Cụ thể, đó là trường hợp một bác sĩ phòng cấp cứu đã chỉ định tiêm morphin 2 mg IV nhưng y tá đã nghe thành morphin 10 mg IV. Kết quả,bệnh nhân được tiêm 10 mg và ngừng hô hấp.
Một trường hợp khác, bác sĩ đã chỉ định truyền 15 mg hydralazine IV 2 giờ một lần cho bệnh nhân. Nhưng y tá, đã nghe nhầm thành 50 mg. Vì bị truyền thuốc quá liều nên đã xảy ra tình trạng nhịp tim nhanh và bệnh nhân bị giảm huyết áp đáng kể.
Giải pháp xử lý âm học bệnh viện từ Remak
Để đảm có môi trường thoải mái, tốt hơn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế bệnh viện, xử lý âm học bệnh viện với các vật liệu cách âm, tiêu âm là yếu tố quan trọng. Các giải pháp xử lý âm thanh cho bệnh viện đó là:
+ Xử lý cách âm trần bằng bông khoáng, bông thủy tinh kết hợp với gỗ tiêu âm ốp trần hoặc các tấm tiêu âm sonic treo trần
+ Cách âm tường bằng bông khoáng/bông thủy tinh/thạch cao + tấm tiêu âm sonic Remak ốp tường
Sử dụng các loại vách ngăn tiêu âm di động
+ Trải thảm nhà
+ Sử dụng các loại vải tiêu âm phủ mặt bàn/ghế để giảm phản xạ âm thanh
+ Làm cửa cách âm
Với kinh nghiệm hơn chục năm trong lĩnh vực cách âm tiêu âm, với đội ngũ chuyên gia âm học, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, Remak cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp tiêu âm cách âm hiệu quả nhất cho mọi công trình. Remak vinh dự được chọn lựa làm nhà thầu thi công nhiều dự án quan trọng như:
Thi công gỗ tiêu âm cho Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp
Tiêu âm đại sảnh và hội trường đa năng - Viện lão khoa trung ương
Thiết kế và thi công Hội trường Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân
Hiện trường thi công trần vách tiêu âm hội trường - Bộ tư lệnh Pháo Binh
Thi công cách âm và trang âm trường quay S9 - Đài truyền hình Việt Nam
Trường quay Kênh truyền hình Quốc Hội - Đài VOV 58 Quán Sứ
Phòng thu âm - Đài phát thanh VOV 58 Quán Sứ.
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.