Âm thanh tốt = Âm học phòng tốt
Có thể khẳng định rằng mỗi loại công trình, tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, từ đó sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng âm thanh trong phòng. Nhưng dù là phòng hát, studio hay phòng họp, bệnh viện, thư viện … bất cứ công trình nào chúng ta cũng muốn có một chất lượng âm thanh thật tốt, để dù có nói chuyện, trao đổi công việc hay nghe nhạc, âm thanh đều rõ ràng, chúng ta không cảm thấy khó chịu, căng thẳng khi ở trong căn phòng đó.
Ngược lại nếu gặp phải tình trạng phòng có quá nhiều tiếng ồn từ ngoài truyền vào, âm thanh trong phòng nghe không rõ, bạn không thể nghe rõ những người khác nói gì, âm thanh phát ra từ các thiết bị âm thanh nghe nhìn bị vang/rè, tiếng nhạc từ loa nghe không chuẩn, …. Chắc chắn bạn sẽ không hề muốn ở lại căn phòng đó thêm nữa, nó khiến bạn quá mệt mỏi, chán và thất vọng.
Theo các chuyên gia về âm thanh, âm học, âm học phòng có vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh của phòng, đặc biệt là các phòng có sử dụng thiết bị âm thanh điện tử như phòng hát, phòng thu, phòng họp, phòng học, studio, nhà hát, …
Hình dạng của căn phòng, việc sử dụng vật liệu ngăn hấp thụ và phản chiếu âm thanh, lựa chọn và bố trí đồ nội thất, chiều cao trần nhà và vật liệu xây dựng … tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng âm thanh trong không gian.
Nói một cách khác nếu được xử lý âm học tốt, các sóng âm trong phòng sẽ được hấp thụ, giảm tình trạng âm vang, giảm tạp âm, giúp tăng chất lượng âm thanh trong phòng, nhờ vậy mang lại không gian sống và làm việc thoải mái hơn.
Vậy phòng cần xử lý âm học như thế nào để có âm thanh tốt?
Âm học phòng tốt và những điều cần chú ý
Theo các chuyên gia âm học, vấn đề âm học phòng hiện nay vẫn chưa được xem trọng, thường bị bỏ qua trong quá trình thiết kế và thi công, do đó khiến chất lượng âm thanh trong phòng không tốt. Để cải thiện âm học phòng, cần lưu ý một số điều sau:
1. Kết hợp hài hòa các vật liệu cách âm với vật liệu tiêu âm, tán âm
Tiêu âm là việc sử dụng các loại vật liệu có khả năng hấp thụ, hút âm, khiến những tiếng ù ù trở nên rõ ràng hơn, đồng thời giúp loại bỏ âm thanh dội lại trong không gian. Nhờ vậy chất lượng âm thanh trong phòng sẽ trở nên tuyệt vời hơn. Tiêu âm thường được áp dụng trong các công trình phòng hát karaoke, phòng thu âm studio, phòng họp, hội trường, … Các vật liệu tiêu âm phổ biến đó là: bông thủy tinh, bông khoáng, len gỗ tiêu âm, bông polyester tiêu âm, gỗ tiêu âm, tấm tiêu âm sonic.
Tán âm là dùng các vật liệu có bề mặt lồi lõm không bằng phẳng để điều chỉnh hướng đi của sóng âm, giúp sóng âm di chuyển theo các hướng khác nhau trong không gian, tạo ra âm thanh trung thực hơn. Một số loại tán âm bass trap đơn giản nhất là một vài lớp gỗ được gắn lên tường theo một góc hơi chếch để tránh cho âm thanh bị bật lại đều đặn giữa hai mặt tường đối diện nhau.
Nếu không, gỗ dán có thể được uốn cong để trở thành một vật làm lệch hướng âm thanh
Cách âm là dùng các vật liệu có cấu tạo chắc đặc, ngăn không cho âm thanh lọt ra ngoài cũng như không cho tạp âm từ ngoài chui vào trong phòng. Cách âm ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng và công trình thương mại, công nghiệp. Cách âm đem lại hàng loạt lợi ích, mang lại không gian sống và làm việc thoải mái, đảm bảo sự riêng tư cá nhân, bảo mật thông tin, giảm căng thẳng, tăng năng suất và hiệu quả công việc, … Một số vật liệu cách âm thường dùng hiện nay đó là: bông khoáng, bông thủy tinh, bông sạch ecowhite, xốp EPS, xốp XPS, cao su non, xốp PE, …
Để chất lượng âm thanh cao, bạn nên kết hợp sử dụng các vật liệu tiêu tán âm cũng vật liệu cách âm theo tỷ lệ thích hợp. Bởi lẽ nếu dùng quá nhiều vật liệu nào đó cũng không tốt, chẳng hạn nếu dùng nhiều vật liệu tiêu âm sẽ khiến phòng trở thành “căn phòng chết”, nếu dùng quá nhiều vật liệu cách âm sẽ khiến âm thanh bị um, bí.
2. Phòng không nên có quá nhiều âm phản xạ
Âm phản xạ hay còn được gọi là điểm phản xạ đầu tiên, điểm phản xạ sớm của âm thanh, đó là khu vực mà âm thanh phản xạ đầu tiên sau khi di chuyển từ nguồn phát âm, chúng gây ra các tác động xấu, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng.
Mặt phẳng cứng, nhẵn phản xạ lại âm thanh gốc rất mạnh, và những âm thanh phản xạ này kết hợp với âm thanh phát ra từ nguồn sẽ tạo ra sóng giao thoa, các sóng chồng lên nhau gây méo âm, phá hủy âm thanh gốc ban đầu.
Âm thanh phản xạ sớm không chỉ được hình thành ở khu vực các bức tường ở bên trái và bên phải, mà còn từ sàn nhà, trần nhà và mọi mặt phẳng trong không gian. Âm thanh trực tiếp kết hợp với âm thanh phản xạ theo phương thức xây dựng hoặc triệt tiêu để phóng đại hoặc giảm các tần số cụ thể (lọc lược).
Hơn nữa, điều này xảy ra ở nhiều tần số khi chúng phát ra khỏi loa và dội lại dọc theo nhiều mặt phẳng từ nhiều bề mặt khác nhau và tất cả đều truyền đến tai người vào những thời điểm khác nhau với cường độ khác nhau. Kết quả là người nghe không thể nghe chính xác những gì phát ra từ nguồn phát.
Để làm được điều này thì chúng ta cần phải xác định điểm phản xạ âm đầu tiên để triệt tiêu nó đi.
3. Phòng không được có quá nhiều nguồn âm, quá nhiều tạp âm
Phòng có nhiều nguồn phát ra âm thanh khác nhau chắc chắn sẽ khiến âm học trong phòng kém. Chẳng hạn hiều người cùng nói chuyện một lúc, tiếng điện thoại, tiếng máy móc, tiếng điều hòa, tiếng xê dịch bàn ghế trên sàn nhà, v.v… tất cả những âm thanh đó kết hợp với nhau tạo ra một thứ âm thanh khó chịu hay còn gọi là tiếng ồn, tạp âm. Chắc chắn rồi, tạp âm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh trong phòng, khiến âm thanh không rõ nét, không trong.
4. Tiếng ồn nền nên ở mức phù hợp
Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ ồn nền tốt nhất trong phòng nên ≤ 50 dB, bởi lẽ nếu tiếng ồn quá nền quá lớn sẽ khiến phòng trở nên ồn hơn, khiến người nghe không thể nghe rõ các âm thanh quan trọng khác một cách chính xác.
5. Không nên có nhiều bề mặt cứng, nhẵn trong phòng
Những thứ có bề mặt cứng nhẵn như sàn nhà, hệ tường vách, trần nhà và đồ nội thất làm bằng vật liệu gỗ hoặc kim loại đều có tác động xấu đến âm học trong phòng. Trong phòng càng có nhiều bề mặt cứng, nhu cầu hấp thụ âm thanh càng cao. Bởi lẽ sóng âm không được hấp thụ bởi các vật liệu có bề mặt cứng, nhẵn mà sẽ phản xạ lại các mặt cản đó, tạo ta âm vang trong phòng.
6. Thời gian âm vang phù hợp
Trần nhà cao cũng khiến thời gian âm vang cao hơn vì sóng âm phải truyền đi một quãng đường dài trước khi bị mặt chặn phản xạ lại.
Thời gian âm vang là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá vấn đề âm thanh của một căn phòng. Thời gian âm vang được tính theo đơn vị giây, đó là khoảng thời gian cần để âm thanh giảm mức âm lượng xuống mức 60 dB, khi nguồn âm ngừng phát âm thanh.
Một căn phòng có RT cao thường có vấn đề với tiếng ồn bởi vì âm thanh truyền đi trong khoảng cách xa mà không bị hấp thụ. Phòng có RT cao hầu như luôn có vấn đề về tiếng vang vì âm thanh bị phản xạ từ bề mặt cứng này sang bề mặt cứng khác.
Trong âm học kiến trúc, thời gian âm vang khác nhau giữa các phòng có chức năng khác nhau, thời gian âm vang phù hợp của mỗi loại phòng sẽ là:
Loại phòng | Thời gian âm vang lý tưởng | Loại phòng | Thời gian âm vang lý tưởng |
Văn phòng không gian mở | < 1 giây | Nhà thi đấu | < 1.5 giây |
Văn phòng không gian đóng | < 0.6 giây | Hành lang trường học | < 1.5 giây |
Phòng họp | < 0.6 - 0.8 giây | Căng tin trường học | < 1.0 giây |
Phòng họp trực tuyến | < 0.5 giây | Nhà hàng | < 1.0 giây |
Phòng học bậc Tiểu học | < 0.6 giây | Nhà thờ/nhà văn hóa | < 1.5 giây |
Lớp học | <0.8 giây | Thư viện | < 1.0 giây |
Lớp học nhà trẻ | < 0.6 giây | Bể bơi | < 2.0 giây |
Giảng đường nhỏ | <0.8 giây | Tổng đài CSKH | <0.8 giây |
Giảng đường lớn | < 1 giây | Nhà hát/ phòng hòa nhạc | 1.5 – 2 giây |
Phòng họp | 0.8 -1.2 giây | Rạp chiếu phim | 0.8 – 1.2 giây |
7. Những căn phòng nào cần phải xử lý âm thanh tốt?
Hi vọng thông tin trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi “Thế nào là phòng có chất lượng âm thanh tốt?”. Là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, vật liệu cách âm, tiêu âm, Remak tự hào không chỉ mang đến các sản phẩm, các loại vật liệu xây dựng chính hãng với giá thành tốt nhất mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về các giải pháp các âm tiêu âm, cách nhiệt hữu hiệu cho khách hàng. Đến nay các sản phẩm và dịch vụ mà Remak cung cấp đều được đông đảo khách hàng trên cả nước tin tưởng và lựa chọn sử dụng cho các công trình xây dựng, từ công trình tư nhân cho đến các công trình quan trọng cấp nhà nước.
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.