kien-thuc/cach-am-nha-dan-dung

Cách âm phòng hát karaoke gia đình

19/09/2022 09:34 | 1300 Lượt xem
Phòng hát thường có tiếng nhạc lớn, âm thấp tần nên dễ truyền qua kết cấu tường trần gây ồn cho xung quanh. Vậy làm thế nào để cách âm phòng hát karaoke chuẩn, không bi lọt tiếng ồn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hàng xóm mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh trong phòng hay, mượt không bị vang hay um rè?

Những năm gần đây, nhu cầu giải trí ca hát tại nhà tăng cao nên nhu cầu làm phòng karaoke, phòng hát gia đình ngày càng nhiều. Nhưng làm thế nào để cách âm phòng hát karaoke chuẩn, không bi lọt tiếng ồn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hàng xóm mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh trong phòng hay, mượt không bị vang hay um rè.

Ngày càng có nhiều gia đình làm phòng karaoke tại gia để phục vụ nhu cầu giải trí, ca hát

Ngay từ thiết kế ban đầu, hầu hết các công trình đều chưa chú trọng đến phần kỹ thuật kiểm soát tiếng ồn, hoặc quá trình thi công không đúng kỹ thuật khiến tiếng ồn từ trong phòng hát lọt ra ngoài gây khó chịu cho những người xung quanh, căn hộ xung quanh. Để cách âm hiệu quả phòng hát, trước hết cần hiểu được đặc điểm nguồn âm của công trình, nguyên lý cách âm tiêu âm phòng karaoke, từ đó có giải pháp xử lý nguồn âm phù hợp.

Đặc điểm nguồn âm

Các phòng hát thường sử dụng âm thanh loa trầm công suất thấp, âm lượng từ 100-125dB (A), sóng dao động giữa hai hạt tương đối dài, có khả năng đi xuyên mạnh, khoảng cách truyền âm xa, hệ số tiêu tán thấp, nhìn chung có thể xuyên qua bề mặt tường và xuyên qua cả kết cấu thép, lên đỉnh nhà, mái nhà và truyền ra ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ gia đình xung quanh.

Nguyên lý cách âm phòng hát karaoke gia đình

Cách âm trong phòng karaoke là điều rất quan trọng, việc này đảm bảo âm thanh lớn từ phòng hát không lọt ra ngoài ảnh hưởng đến không gian bên ngoài.

Nhưng để xây dựng phòng hát karaoke chuẩn, bên cạnh việc cách âm cần đảm bảo cả tính tiêu âm trong phòng. Phòng có cách âm tốt đến mấy mà không bố trí đủ vật liệu tiêu âm, chắc chắn sẽ không thể dùng làm phòng hát được, âm thanh sẽ không hay, không mượt mà um vang vì âm thanh va đập lung tung vào các mặt phẳng và va đập vào nhau gây tạp âm. Vì bản chất của vật liệu cách âm là đặc chắc, cứng nên rất dễ xảy ra hiện tượng âm thanh bị um vang.

Các chuyên gia cho biết việc cách âm và tiêu âm cần được kết hợp hợp lý để mang lại hiệu suất âm thanh cao nhất cho không gian. Dùng quá nhiều hay quá ít vật liệu cách âm, tiêu âm đều ảnh hưởng đến chất lượng âm học và khiến chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng, không còn hay như mong đợi.

Kiểm soát và xử lý nguồn âm

Như đã nói ở trên, việc kiểm soát tiếng ồn, đặc biệt là các âm tần số thấp không hề đơn giản. Do khả năng xuyên qua của âm thanh tần số thấp rất lớn nên các thiết kế kiến ​​trúc thông thường khó đạt được độ dày tường chống ồn tiêu chuẩn và không thể ngăn cản sự truyền âm qua kết cấu.

Theo biểu đồ có thể thấy âm thấp tần không được hấp thụ nhiều, nghĩa là nó có thể truyền đi xa hơn trong không gian

Các phương pháp kiểm soát tiếng ồn bao gồm

I. Loại bỏ rung động âm tần số thấp:

Các phòng hát, phòng giải trí đa năng thường được thiết kế nhiều loa, mỗi loa là một nguồn âm, một sóng thanh cầu. Sóng âm có thể truyền trong không gian theo mọi hướng và có thể truyền qua dầm mái, cột, mặt tường, hệ thống nước ngầm, cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió. Thông thường, nếu công trình thuộc kết cấu một tầng, khoảng cách liên kết giữa tường và các căn hộ khác xung quanh không quá gần, chỉ cần kiểm soát sóng âm xâm nhập tại một số điểm chính: mặt tường, hệ thống cửa, cửa gió, cửa thông gió. Nếu công trình nằm trong kết cấu nhiều tầng, giống như kiểu chung cư, kết nối trực tiếp với các căn hộ khác thì việc xử lý tương đối phức tạp. Cần lắp đặt kết hợp hệ thống cách âm giảm chấn với có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế.

  - Lắp đặt bộ giảm chấn chống rung cho loa: Loa thường được đặt trên mặt đất hoặc treo ở các góc nhà. Khi hoạt động, âm thanh từ loa phát ra truyền theo các hướng và khi gặp các mặt phẳng cứng như sàn nhà, cột nhà hoặc trần nhà, âm thanh sẽ đập phản xạ vào các bề mặt cứng đó tạo ra âm vang. Do đó, cần phải lắp đặt hệ thống giảm chấn, tách biệt với nguồn âm thanh và kết cấu.

II. Hạn chế tối đa sóng âm thoát ra ngoài

  - Cách âm cho cửa: ngoài việc lắp cửa cách âm dày và cách âm tốt cần bịt kín các lỗ hổng trên cửa, chân cửa, khuân cửa bằng các phụ kiện cách âm như: chân cửa cách âm tự co, gioăng cao su cách âm, khóa cửa cách âm, …

 Lò xo giảm chấn cách âm vách tường Remak® Wall vibration absorber G50Q - một phụ kiện không thể thiếu khi thi công cách âm phòng hát

 Các phòng hát gia đình hay phòng hát karaoke chuyên nghiệp đặc thù thiết kế chỉ một cửa. Vì vậy dù cửa chính có cách âm tốt đến đâu, chỉ cần mở cửa là sóng âm lập tức thoát ra ngoài theo. Để cách âm tốt nhất thì ngoài việc dùng các phụ kiện cách âm cửa như vừa kể trên các bạn hãy lắp thêm một cửa phụ cách cửa chính tầm 1,5m. Lưu ý cần đóng cửa chính trước khi mở cửa phụ nư vậy sóng âm sẽ không lọt ra ngoài được.

  - Lỗ thông gió: Lắp đặt hệ thống tiêu âm vào các lỗ thông gió

III. Tăng diện tích cách âm tiết âm trong phòng

Ngoài việc làm cách âm trần, sàn, tường cửa cách âm cần chú ý đến tiêu âm. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu, đồ nội thất có khả năng hấp thụ âm thanh tốt như ghế sofa bọc nỉ, mút tiêu âm, tranh tường nghệ thuật tiêu âm sonic, tấm len gỗ tiêu âm trang trí woodwool tiles, gỗ tiêu âm để giảm thiểu va đập và tiếng vọng vừa ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh vừa gây tổn hại đến thính giác người nghe.

Giải pháp cách âm chuyên nghiệp đến từ Remak

Giải pháp 1:

Ngoài việc lựa chọn các vật liệu có khả năng cách âm và tiêu âm tốt cho phòng hát, thì việc xử lý giảm chấn những rung động do lớp kết cấu cách âm truyền vào các kết cấu xây dựng như trần, tường, sàn, cột cũng phải đặc biệt lưu tâm. Với giải pháp này, Remak gợi ý bạn sử dụng những loại vật liệu, phụ kiện cách âm giảm chấn sau:

+ Hệ lò xo giảm chấn cách âm sàn Remak® Floor vibration absorber

+ Lò xo giảm chấn cách âm vách tường Remak® Wall vibration absorber G50Q

+ Lò xo giảm chấn cách âm trần Remak® Ceiling vibration absorber G50T

+ Bông khoáng cách âm Remak® Rockwool Acoustigard

+ Tấm cách âm Remak® SoundOFF Barrier

Giải pháp 2

Hoặc bạn có thể tham khảo giải pháp khác của Remak, đó là thay thế tấm cách âm Remak® SoundOFF Barrier bằng tấm cách âm Remak® Ultralight XPS Panel siêu nhẹ

+ Hệ lò xo giảm chấn cách âm sàn Remak® Floor vibration absorber

+ Lò xo giảm chấn cách âm vách tường Remak® Wall vibration absorber G50Q

+ Lò xo giảm chấn cách âm trần Remak® Ceiling vibration absorber G50T

+ Gối cao su hấp thụ Remak® SoundOFF Damping Mat

+ Bông khoáng cách âm Remak® Rockwool Acoustigard

+ Tấm cách âm Remak® Ultralight XPS Panel


Hotline:

- - -

Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.

* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.


Tin mới nhất

Danh mục tin tức

0903441981 0903441981 +84962048656 bongkhoangremak
0.03329 sec| 1102.531 kb